Phòng chống dịch Covid-19: “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”
Theo kế hoạch, 6 nội dung truyền thông trọng tâm
là:
Tiếp tục truyền thông
sâu rộng quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
để cài đặt thói quen “bình thường mới” vào tiềm thức hàng ngày của từng người;
“bình thường mới” là tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, nhưng cũng không
hoảng hốt, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến của dịch bệnh.
Truyền thông nhấn mạnh
đánh giá cấp độ dịch để xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống theo hướng
quy mô càng nhỏ càng tốt, đánh giá tới cụm dân cư, từng khu dân cư. Khi đó, các
biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của
người dân, sự phát triển kinh tế, xã hội trên diện rộng. Việc sớm đạt mục tiêu
miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vắc - xin phòng
Covid-19 sẽ thay đổi tiêu chí đánh giá dịch theo hướng đánh giá tỷ lệ bệnh nhân
nặng, nhập viện, tử vong, tình hình đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân mà
không đặt nặng về số ca mắc mới.
Chủ động cung cấp thông
tin về những diễn biến mới về tình hình dịch bệnh trong nước, trong tỉnh; kèm
theo những lý giải, phân tích để người dân có cái nhìn tổng thể về mức độ kiểm
soát dịch bệnh cũng như chuẩn bị tâm thế để ứng phó trong thời gian tới, đặc
biệt với những thông tin nhạy cảm đối với xã hội khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn
(sự cố khi tiêm chủng xảy ra sốc phản vệ với cả người lớn và trẻ em, tai biến
nặng sau tiêm,…) để dư luận không hoang mang, không gây tâm lý tiêu cực.
Truyền thông thống nhất
nhận thức thực hiện thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh
phải dựa trên nguyên tắc 5K + vắc xin, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp +
công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác (đông - tây y, phối
hợp chặt chẽ người dân với chính quyền, doanh nghiệp,...); các biện pháp hành
chính, an sinh xã hội và đi lại của người dân áp dụng thống nhất tương ứng với
cấp độ dịch của từng vùng.
Chủ động truyền thông
về việc xuất hiện biến thể mới của Covid-19 (B.1.1.529 có tên Omicron) ở nhiều
nước Châu Âu (Anh, Đức, Italia, Hà Lan,...) để nâng cao cảnh giác, Tổ chức Y tế
thế giới cảnh báo các Quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng ý thức phòng,
chống dịch. Cảnh báo một số quốc gia trên thế giới có thể phải “đóng cửa trở
lại” nếu không cùng nhau kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền thống nhất
triển khai ứng dụng PC-COVID
Tuyên truyền thống nhất
triển khai ứng dụng PC-COVID, ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ khai
báo y tế và kiểm soát đi lại giữa các địa phương để người dân di chuyển thuận
lợi, không để ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm
bảo an sinh xã hội, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Thời gian qua, Lào Cai đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp
truyền thông nâng cao nhận thức,
thái độ, thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch;
nâng cao kỹ năng cho mỗi người dân trong việc tự kiểm soát, tự bảo vệ mình và
cộng đồng trong sinh hoạt hàng ngày để thích ứng trong tình hình mới. Tiểu ban
Truyền thông đã ban hành 63 Thông
cáo Báo chí và 232 Bản tin hàng ngày. Nội dung của các Bản tin, Thông
cáo báo chí được truyền tải trên các hạ tầng truyền thông của tỉnh, đặc biệt là
trên nền tảng số để lan tỏa thông tin đến người dân, giúp người dân chủ động
tiếp cận thông tin, nhất là đối với bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thu Hương