Phát động Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có Công văn gửi các cơ quan báo chí về việc triển khai nhiệm vụ tuyên truyền tại Quyết định số 1907/QĐ-TTg và tham gia Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến".

Chiến dịch diễn ra từ ngày 23/6 đến ngày 23/7 với mục tiêu nâng cao nhận thức, kiến thức về lừa đảo trực tuyến tới mọi người dân, bảo vệ người dân trước những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng.

Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin trong 6 tháng đầu năm, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022. Có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em có 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên có 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo,…

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

“Cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng”

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn thông tin nhận thấy việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội số một cách bền vững.

Hiện nay, có 3 nhóm lừa đảo chính gồm giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

Các hình thức lừa đảo trực tuyến chủ yếu nhắm vào các nhóm đối tượng như người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em có 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên có 13 hình thức; còn các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo.

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn Thông tin nhận thấy việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức để trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội số một cách bền vững.

Chiến dịch sẽ được triển khai trên diện rộng, thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ “Cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng”.

 

Quỳnh Hoa

image

image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập