Tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2023
Ngày 12/7/2023, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch số 74/KH-STTTT về tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2023.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đến cơ sở việc triển khai thực hiện đấu tranh phòng chống mua bán người và triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân về công tác phòng, chống mua bán người.

2. Các hoạt động tuyên truyền cần được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, đồng bộ, phù hợp từng đối tượng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền nhằm chuyển tải thông tin tới người dân, chú trọng đến Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác tuyên truyền cần phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống mua bán người nói riêng, trọng tâm là: Luật phòng chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2023.

- Tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, và tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, với các khẩu hiệu, hành động, “Tích cực hưởng ứng ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, “Chung tay phòng, chống nạn mua bán người” và “Phòng, chống mua bán người là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội”.

- Tuyên truyền phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua, bán người.

- Tuyên truyền về công tác đấu tranh, phòng, chống hoạt động mua bán người phù hợp các nhóm đối tượng khác nhau và đặc điểm của từng địa phương.

- Tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn mới, các địa bàn trọng điểm của tội phạm này, những đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân; quyền lợi mà nạn nhân được hỗ trợ và đường dây nóng tiếp nhận thông tin về nạn nhân và vụ việc.

- Tuyên truyền về các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; những dấu hiệu, nguy cơ trở thành nạn nhân và phương thức phòng, tránh khỏi cạm bẫy của tội phạm mua bán người.

- Kinh nghiệm của những người đã từng là đối tượng bị mua, bán để nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân để chủ động phòng, tránh bị lừa trở thành đối tượng bị mua, bán.

- Tuyên truyền về những tấm gương sáng, có thành tích nổi bật trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

Kịp thời tuyên dương các mô hình hiệu quả trong phòng, chống mua bán người tại cộng đồng, đặc biệt là công tác duy trì và nâng cấp mô hình “Ngôi nhà bình yên”; các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ, động viên nạn nhân bị mua bán trở về hội nhập với cộng đồng, ổn định cuộc sống.

- Đường dây nóng phòng, chống mua bán người: Công an tỉnh Lào Cai 0692449137; Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

2. Hình thức tuyên truyền

- Duy trì thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng cường ứng dụng các trang mạng xã hội có nhiều người sử dụng và theo dõi để tuyên truyền (báo điện tử/ trang/cổng thông tin điện tử, mạng xã hội,…).

- Tuyên truyền trên bản tin, hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

- Tuyên truyền qua pa nô, áp phích, tranh tuyên truyền cổ động, tờ rời, tờ gấp,...

- Tuyên truyền qua tin nhắn điện thoại.

- Các hình thức tuyên truyền phù hợp khác.

3. Thời gian tuyên truyền:

Trong năm 2023. Đặc biệt triển khai đợt cao điểm tuyên truyền tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh (từ ngày 01/7-30/9/2023).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, hệ thống cổng thông tin điện tử và các cổng thành phần, hệ thống truyền thanh cơ sở, bản tin; các cơ quan báo chí có Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Thẩm định và cấp giấy phép xuất bản tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm, tài liệu không kinh doanh tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Tăng cường tuyên truyền trên Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai, Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Tổng hợp báo cáo việc thực hiện công tác thông tin ‑ truyền thông khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Đề nghị các cơ quan báo chí

- Đề nghị Báo Lào Cai, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tạp chí Phansi păng; Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú cơ quan báo chí tại Lào Cai chủ động xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng tin, bài tuyên truyền về công tác phòng chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người.

3. Đề nghị các cơ quan: Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh chủ động cung cấp nội dung, tài liệu hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người theo chức năng, nhiệm vụ.

4. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa Thông tin xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền trên địa bàn; tăng cường sử dụng các hình thức thông tin, tuyên truyền trực quan như: Treo băng rôn, pano, áp phích; tổ chức các đội truyền thông lưu động, phát tờ rời, thông báo trên bảng tin tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư, đưa nội dung thông tin về việc triển khai công tác phòng, chống tội phạm mua bán người,…

- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông, hệ thống Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền về các hoạt động liên quan đến việc triển khai công tác phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2023.

- Đổi mới phương pháp tuyên truyền theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm người, văn hóa địa phương; tăng cường tuyên truyền qua các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, các thiết chế văn hóa cụm dân cư, mạng xã hội.

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image

image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập