Tình cảm đặc biệt của Bác Hồ đối với Lào Cai

Mặc dù bận rất nhiều công việc, song Bác Hồ đã luôn dành tình cảm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, ngày 23/9/1958, Lao Cai vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm.

Trong khoảng thời gian từ tháng 10/1945 đến tháng 11/1962, Bác đã 6 lần gửi thư cho cán bộ, Nhân dân, chiến sỹ lực lượng vũ trang, thiếu nhi Sa Pa, công nhân mỏ Apatit, 1 bài báo khen ngợi đồng bào xã Bản Phố, huyện Bắc Hà.

Trong 24 năm giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác đã tặng 87 Huy hiệu của Người, ký lệnh tặng thưởng 346 Huân chương Kháng chiến chống Pháp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân Lào Cai, 3 Huân chương Lao động và 7 Bằng khen cho các huyện, xã của tỉnh Lào Cai.

 anh tin bai

Bác Hồ và phái đoàn Trung ương thăm công nhân thi công cầu đường sắt Làng Giàng vượt qua sông Hồng phục vụ vận chuyển quặng a pa tít làm nguyên liệu sản xuất phân bón của cả miền Bắc. Ảnh Tư liệu

Đặc biệt ngày 23/9/1958, Lào Cai vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn công tác của Chính phủ đã đi tàu hỏa từ ga Hà Nội đến ga Làng Giàng. Tiếp đó, Người đi ca-nô vượt sông Hồng đến mảnh đất Xuân Tăng, rồi lên tàu chở quặng vào mỏ Apatit Cam Đường.

anh tin bai

Bác Hồ nói chuyện với ông Trần Văn Nỏ, dân tộc Tày, là người đầu tiên phát hiện ra quặng a pa tít Lào Cai năm 1924 và nhận tấm khăn thổ cẩm do ông Trần Văn Nỏ tặng. Ảnh Tư liệu

Tại đây, Bác Hồ lên khai trường Mỏ Cóc thăm hỏi cán bộ, công nhân đang khai thác quặng apatit để sản xuất phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp đất nước; thăm đồng bào dân tộc thiểu số địa phương và tặng quà cho cụ Trần Văn Nỏ, dân tộc Tày, là người có công phát hiện ra quặng apatit tại Cam Đường (Lào Cai).

anh tin bai

Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai ở khu vực K30, nay là công viên Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai, được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Ảnh Tư liệu

Tiếp đó, Bác Hồ và Đoàn công tác đã đến thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Tại đây Bác nói chuyện với cán bộ và Nhân dân các dân tộc Lào Cai, thăm các chuyên gia Liên Xô và cán bộ, công nhân Nhà máy nhiệt điện Lào Cai.

Sau 65 Bác Hồ đến thăm, và sau hơn 30 năm tái lập, Lào Cai đã vươn mình từ một tỉnh nghèo nhất cả nước trở thành tỉnh đứng đầu khu vực Tây Bắc và đứng tốp đầu trong 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Bức tranh kinh tế - xã hội thể hiện sự bứt tốc mạnh mẽ so với ngày đầu tái lập tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, bình quân giai đoạn 1991- 2022 đạt gần 10%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 đạt trên 10.000 tỷ đồng (gấp gần 300 lần so với năm 1991), GRDP bình quân đầu người đạt gần 90 triệu đồng (gấp 132 lần so với năm 1991), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Văn hóa - xã hội phát triển toàn diện và có bước đi vững chắc. Giáo dục, y tế đều có bước phát triển vượt bậc, số hộ nghèo giảm từ 54,8% (1991) xuống còn 25,19% (2022 theo tiêu chí mới), khách du lịch đến Lào Cai đạt 5,1 triệu lượt người (2019) và 4,47 triệu lượt người (năm 2022).

Đời sống mọi mặt của Nhân dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 31 triệu đồng/người/năm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại đều đạt được những kết quả toàn diện. Tuyến biên giới giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam đã được đánh giá “Thực sự là biên giới điển hình, có thể nhân rộng trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung” vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, vừa khẳng định được vai trò “phên dậu” của Tổ quốc.

anh tin bai

Một góc thành phố Lào Cai hôm nay.

Với những thành tựu đã đạt được, trong năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt đã sắp xếp và bố trí lại không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một các hiệu quả, bền vững trên cơ sở tập trung phát triển: 1 trục động lực, 2 cực phát triển, 3 vùng kinh tế, 4 trụ cột phát triển kinh tế. Đây cơ pháp lý quan trọng để Lào Cai tập trung huy động nguồn lực nhằm phát huy tối đa hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để tỉnh Lào Cai phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tất cả lĩnh vực, ngành có thể cấu trúc lại nhằm tận dụng tối đa dư địa để phát triển để tỉnh Lào Cai định vị vị thế trong Vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước; đẩy nhanh quá trình xây dựng Lào Cai thành một cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam với các nước ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc, giúp cho Lào Cai “cất cánh” trong thời gian tới, hiện thực hóa lời Bác dạy “… đồng bào, bộ đội và cán bộ tỉnh ta cố gắng thi đua làm cho tỉnh nhà ngày thêm phồn thịnh và sung sướng”./.

theo laocai.gov.vn

 

https://laocai.gov.vn/tin-thoi-su/tinh-cam-dac-biet-cua-bac-ho-doi-voi-lao-cai-1205300
image

image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập